4 hậu quả không ngờ khi trẻ biếng ăn

--///quang cao tren bai viet ///----
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 45,9 – 57,7% trẻ biếng ăn (kết quả khảo sát của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia). Đây thực sự là một con số đáng báo động.
Bởi vì, nếu để tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng sự phát triển toàn diện của trẻ.
Thiếu hụt dưỡng chất làm rối loạn tăng trưởng
Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nên nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày rất lớn. Khi trẻ biếng ăn, nguồn dưỡng chất nạp vào mỗi ngày không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển, trong đó phải kể tới những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ song nếu thiếu sẽ gây ra nhiều tác hại vô cùng lớn như: thiếu vitamin A khiến mắt khô; thiếu vitamin B1 có thể gây tê phù; thiếu sắt có nguy cơ gây thiếu máu; thiếu vitamin D, canxin có thể gây bệnh còi xương… Đây cũng chính là con đường ngắn nhất dẫn đến bệnh suy dinh duong ở trẻ. Tình trạng phổ biến thường gặp ở các phòng khám dinh dưỡng là những trẻ có chỉ số thấp bé, nhẹ cân hơn trẻ cùng độ tuổi hầu hết là các trẻ biếng ăn.
4 hậu quả không ngờ khi trẻ biếng ăn

Sức đề kháng giảm, dễ nhiễm bệnh
Trong 10 bà mẹ có trẻ biếng ăn được hỏi, có đến 9 bà mẹ than phiền sức đề kháng của trẻ suy giảm nghiêm trọng, hệ miễn dịch ở trẻ giảm sút, các chứng bệnh dễ dàng tấn công. Đặc biệt là những căn bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp như viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, tiêu chảy… Khi bệnh, trẻ lại càng biếng ăn hơn. Điều này vô tình tạo nên một vòng luẩn quẩn mệt mỏi cho các bậc phụ huynh: trẻ biếng ăn – bệnh – biếng ăn – suy dinh dưỡng – bệnh – biếng ăn
Chậm phát triển trí não
Dinh dưỡng là một trong ba yếu tố quyết định sự phát triển trí tuệ của trẻ (dinh dưỡng, gen, môi trường học tập và rèn luyện). Trẻ biếng ăn sẽ gặp phải nguy cơ thiếu một hoặc nhiều chất quan trọng sau: Protein, Omega 3, Omega 6, DHA, Taurine, Sắt, Taurin… - những chất tác động đến sự hoạt động hiệu quả của bộ não.
Các nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra, trẻ bị biếng ăn thua kém hơn hẳn về điểm trí tuệ so với trẻ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất (14 điểm chuẩn MDI - Mental Developmental Index) và sự thua thiệt này có thể ảnh hưởng suốt 5 năm phát triển về sau của trẻ.
Ảnh hưởng phát triển chỉ số cảm xúc
Chỉ số cảm xúc hay còn gọi là chỉ số EQ. Trẻ có chỉ số EQ cao sẽ phát triển tốt khả năng giao tiếp, diễn đạt, hòa đồng với bạn bè, thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường sống. Có thể xem đây chính là nền tảng tốt giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, kỹ năng cần thiết để thành công trong tương lai. Tuy nhiên, trẻ biếng ăn thường có chỉ số EQ thấp, trẻ có xu hướng thụ động, sống thu mình, khó hòa nhập, thiếu bạn bè… lâu dài có thể dẫn đến tự kỷ, học kém, khó thành đạt.
Theo Tuổi Trẻ

0 nhận xét