20 cách kiểm soát sự nóng giận của người lớn và trẻ nhỏ

--///quang cao tren bai viet ///----
Giận dữ là một liều thuốc độc, cần phải hạ hỏa...
Trong cuộc sống, hầu hết chúng ta không dưới một lần thốt ra những lời lẽ nặng nề hoặc có những hành động “vượt tầm kiểm soát” mỗi khi “lên cơn” nóng giận…
Là những ông bố, những bà mẹ bạn kiểm soát cơn giận dữ của mình như thế nào? Bạn kiểm soát cơn nóng giận của trẻ như thế nào????


Để “hạ hỏa”, bạn có thể tham khảo những cách sau đây:

1. Hòa giải. Khi xảy ra xung đột, bạn có thể chủ động hòa giải. Lúc này bạn có thể nói những lời lẽ xề xòa và việc thở được cân bằng hơn. Bằng sự hòa giải, bạn sẽ loại bỏ những suy nghĩ yếm thế trong đầu bạn. Sự hòa giải làm giảm những cơn căng thẳng thần kinh và stress một cách tuyệt vời.
2. Khẳng định bản thân.Trong cuộc sống, không phải không có những chuyện bất công mà bạn phải bó tay. Nhưng đừng vì vậy mà giận dữ. Bàn thắng của bài học kiểm soát sự thù địch trong bạn không phải chỉ mẫn cảm với những hành động bất công mà còn biết tập trung và chọn lọc hơn. Khác với hòa giải – bạn phải “rút lui”, sự khẳng định bản thân (không bằng những hành động hung hăng) sẽ buộc người khác thay đổi lại cách hành xử của họ.
Tuy nhiên, bạn phải biết giới hạn những đòi hỏi của mình, và phải biết thể hiện chúng một cách bình tĩnh, có sự tôn trọng người đối diện.
3. Chăm sóc thú nuôi. Nếu bạn nuôi một con chó hay một con mèo, chăm sóc chúng, bạn sẽ cảm nhận cuộc sống thêm nhiều điều thú vị. Loài vật thường thông minh và nhiều “cảm xúc”, chúng sẽ ngoan ngoãn nghe lời và thương yêu bạn nếu bạn cũng cư xử đầy thương yêu với chúng. Khi biết chia sẻ sự quan tâm, tình cảm với loài vật, bạn sẽ nhìn thế giới xung quanh với cái nhìn độ lượng, bao dung và thương yêu.
4. Lắng nghe. Nghe nhiều, nói ít vẫn tốt hơn gấp nhiều lần điều ngược lại. Lắng nghe sẽ đảm bảo cho bạn thoát khỏi những cuộc xung đột đang diễn ra, giảm đi những sự việc đáng tiếc xảy ra trong các cuộc tranh cãi.
5. Tăng sự đồng cảm. Đừng bắt người ta phải là bạn. Bạn hãy thử đặt mình vào người đã làm bạn giận, biết đâu bạn sẽ tìm được nguyên nhân của mọi việc, bạn sẽ hiểu vì sao họ cư xử hoặc có hành động như vậy.

6. Chịu đựng. Khi họ bắt đầu tranh cãi, bạn hãy chấp nhận và chịu đựng rằng họ làm như vậy là có nguyên do và không thể thay đổi được. Với thời gian, bằng sự chịu đựng, bạn sẽ hiểu hơn về bạn bè, đồng nghiệp và cả người yêu của bạn. Và ngược lại, họ sẽ biết lắng nghe bạn nhiều hơn việc bắt đầu một cuộc tranh luận khác, bởi vì bạn đã chịu đựng họ trong những cuộc tranh cãi vừa qua.
7. Thôi, không khiển trách nữa.Ai đó đã làm tổn thương bạn, nhưng mọi chuỵên đã là quá khứ. Nếu càng để bụng thì mọi chuyện càng làm bạn đau đầu, bị tổn thương, bị lăng nhục… , trong khi đó thì mọi chuyện không thể xảy ra nữa. Nếu họ đã xin lỗi bạn, bạn hãy bỏ qua, sự giận dữ sẽ thôi không hành hạ tinh thần và sức khoẻ của bạn nữa.
8. Có một tri kỷ. Tình bạn sẽ giải tỏa mọi bực dọc, ưu phiền trong cuộc sống của bạn. Khi tìm được một tri kỷ, mọi sự bực mình, giận dữ sẽ được chia sẻ và sau đó, bạn sẽ quên là tại sao mình phải tức giận như thế…
9. Khi cãi nhau nếu bực mình quá thì im lặng đợi khi bình tĩnh thì hãy thảo luận tiếp! Đừng "hăng tiết" quá kẻo lại phát ngôn bừa bãi.
10. Chuyện gì bỏ qua được thì bỏ qua đừng dong dỏng lên đòi làm ra ngô, ra khoai thì sẽ không hay chút nào đâu! Mỗi người nhường nhau một tí để yên ấm chứ cứ la ó lên rồi lại "giận quá mất khôn".
11. Cười thường xuyên. Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Bạn không thể cùng lúc vừa giận dữ vừa khôi hài được. Bằng việc tìm ra điều khôi hài trong một tình huống tồi tệ và cười với chính bản thân, bạn sẽ chế ngự được sự giận dữ. Bạn nên biết rằng bạn có thể kiểm soát cuộc sống mà bạn đang tồn tại.
Quy luật của cuộc sống có thể đơn giản là đừng đổ mồ hôi hột cho những chuyện vặt vãnh, hãy đừng quá quan trọng mọi vấn đề để rồi nổi đóa lên. Nhìn đời một cách nhẹ nhàng, để mọi cơn giận dữ sẽ chỉ là như gió thoảng qua. Nhưng tất nhiên, nếu bạn quá hiền và nhẫn chịu, để người khác “ăn hiếp” thì đó lại là chuyện khác…
12. Hãy pha loãng cơn giận:Uống một cốc nước lọc, pha loãng chất độc làm mờ não để tĩnh tâm hay bấm huyệt hợp cốc (an thần) trên bàn tay để tự bình tĩnh. Và đặc biệt là giải pháp để nấu chín cơn giận: “Tắt CPU”: Hãy ngừng thở 30 giây: ngừng suy nghĩ, ngừng cảm nhận, ngừng hành động… Sau đó, “Restart”: Hít thở sâu, thở điều hòa trở lại; “Sắp xếp lại các files”: trả lời 3 câu hỏi: Chuyện gì đang xảy ra, Có thật không, có đáng không, và Phản ứng ra sao.


Vậy khi trẻ giận dữ người lớn nên làm gì? Tôi có 8 câu trả lời dành cho bạn:

1. Nắm bắt những biểu hiệu cảnh báo cơn giận
Bạn phải nhận ra các dấu hiệu ban đầu của sự tức giận ở con trẻ. Một số dấu hiệu phổ biến là hàm răng nghiến chặt, cơ thể căng thẳng, nhịp thở tăng… Nếu đã nhận ra những biểu hiện đó, hãy giúp loại bỏ chúng khỏi con bạn. Hãy hợp tác cùng con để giải quyết vấn đề.
2. Tôn trọng trẻ ngay cả khi chúng không tốt
Cố gắng chỉ ra cho bé thấy rằng bé là một đứa trẻ tốt. Nếu bạn vẫn tôn trọng bé kể cả trong thời điểm bé có cư xử không tốt, con bạn sẽ biết những hành vi mà bạn mong đợi từ bé. Điều này cũng sẽ củng cố hành vi tích cực. Ngay cả ở trường, giáo viên có thể sử dụng kỹ thuật này bằng cách nhận xét như: "Cô thực sự vui mừng con đã hoàn thành bài tập về nhà của mình".
3. Tránh tranh cãi khi trẻ tức giận
Hầu hết các bậc cha mẹ cố gắng giải thích với đứa trẻ khi chúng tức giận. Điều này không có ích và chỉ dẫn đến một phản ứng mạnh mẽ hơn từ đứa trẻ. Một cách tiếp cận tốt hơn để truyền đạt suy nghĩ và lập luận của bạn cho bé là sau khi trẻ đã bình tĩnh lại. Bé sẽ rộng mở hơn để lắng nghe bạn và cũng có nhiều khả năng hiểu những gì bạn đang nói hơn. Tranh cãi với đứa trẻ khi chúng đang tức giận sẽ chỉ làm tình hình trở nên phức tạp hơn mà thôi.
4. Hãy cảnh giác với cách bạn cư xử khi bạn tức giận
Trẻ em thường làm theo gương của cha mẹ. Nếu bạn bị mất kiểm soát khi tức giận và bắt đầu la hét hoặc đánh người khác, thì con bạn cũng sẽ “sao y bản chính”. Điều này vô cùng quan trọng để kiểm tra hành vi của bạn và thiết lập một ví dụ tốt cho trẻ. Bạn không thể mong đợi bé thay đổi hành vi của mình nếu bạn tự mình 'nổ' mỗi khi tức giận.
5. Gần gũi với trẻ trong các hoạt động
Một trong những sai lầm lớn nhất mà các bậc cha mẹ mắc phải là tự tách mình ra khỏi con cái khi bọn trẻ đang lớn lên. Nếu biết quan tâm đến những gì bé đang làm, bạn có thể giúp làm dịu cơn giận của con. Hầu hết những đứa trẻ tức giận hoặc cư xử không thích hợp thường ít được bố mẹ chú ý. Đừng khó chịu nếu con bạn muốn cùng bạn tham gia một số hoạt động. Hãy xem đây là cơ hội vàng để gắn bó với đứa trẻ.
6. Thiết lập giới hạn khi còn nhỏ
Nếu bạn quá nuông chiều bé trong những năm đầu đời, thì sau đó bé sẽ đòi hỏi tất cả các nhu cầu của mình đều được đáp ứng. Nếu bạn từ chối yêu cầu của bé, bé sẽ nổi giận. Vì thế, bạn cần thiết phải nói "Không" với con trong những trường hợp nhất định, để bé biết rõ ràng về giới hạn của mình.
7. Dạy cho trẻ cách giao tiếp hiệu quả
Dạy cho trẻ cách giao tiếp hiệu quả sẽ có tác dụng rất lớn trong việc đối phó với cơn giận giữ của trẻ sau này. Cố gắng dạy cho bé cách thể hiện tình cảm thái độ bằng lời nói của mình thay vì chửi bậy. Chúng cần được biết rằng việc chứng minh một điều gì đó không nhất thiết phải sử dụng những lời lẽ thô tục đó. Ngoài ra, bạn có thể cho bé thấy những điều này bằng ví dụ trong mọi trường hợp.
8. Không nên áp dụng những hình phạt thể chất
Vấn đề không phải là bạn đang tức giận như thế nào với hành vi của con mình. Hãy cố gắng để không xúc phạm tới thể chất của trẻ. Một hình phạt tốt sẽ giúp cho sự phát triển của trẻ em và bạn có thể sử dụng những cách khác nhau thay vì đánh, mắng trẻ. Cách bạn cư xử với con của mình khi bạn đang tức giận với chúng sẽ đặt nền móng cho sự tức giận của bé sau này.


______ST______

0 nhận xét